7 thói quen xấu của người lao động Việt Nam
en

7 thói quen xấu của người lao động Việt Nam

Ngày đăng: 9/22/2018 Lượt xem 3718

1- Nghề chứ chưa có Nghiệp: Thông qua các chương trình đào tạo nâng cao năng suất cho nhân viên trong công ty, đa phần các lao động coi đi làm là nghề nhằm mục đích kiếm tiền ngắn hạn. Họ không coi trọng đi làm là nghiệp cần phải đầu tư lâu dài và chuyên sâu. Ý thức đó đã tạo cho họ thói quen không tập trung nâng cao năng suất trong lao động, dễ dãi với chính bản thân mình và không cố gắng. 

2- Không tôn trọng thương hiệu lao động bản thân: Khi đi làm, các lao động Việt nam mang nặng suy nghĩ làm việc cho ông chủ. Họ không chu toàn và chăm sóc cho bản thân công việc. Một ví dụ điển hình khi anh công nhân chỉ làm việc không chăm lo vệ sinh cho khu làm việc của mình. Một người chuyên viên marketing chỉ làm việc tới mức chủ yêu cầu vì suy nghĩ mình làm hơn thì ông chủ hưởng. Họ không ý thức được rằng khi công ty thành công hơn thì mới có điều kiện gia tăng các đãi ngộ vật chất cho nhân viên- Nước nổi thì thuyền nổi.

3- Không nghiên cứu sâu chuyên môn: Lao động Việt nam không tự nghiên cứu và nắm bắt sâu chuyên môn, kỹ năng và kiến thức của nghề đang làm. 

4- Phí phạm thời gian: Lao động Việt Nam rất phí phạm thời gian do hai nguyên nhân chính. Nguyên nhân đầu tiên đó là họ tập trung vào các hoạt động vui chơi giải trí và không sử dụng cho làm việc. Các nhân viên văn phòng tham gia Facebook và các công nhân lơ đãng không tập trung trong giờ làm việc. Nguyên nhân thứ hai, họ không nắm các kỹ năng và kiến thức quản lý thời gian – một kỹ năng rất cần thiết cần phải được đào tạo tại những năm đầu đại học. Làm việc theo kiểu chống đối, dù các doanh nghiệp đã tiêu tốn không ít tiền cho các giải pháp chấm công như máy chấm công sử dụng công nghệ sinh trắc học (vân tay, nhận diện khuôn mặt…) nhưng người lao động Việt vẫn có đủ trò để chống chế, ăn cắp thời gian của công ty như đến đúng giờ chấm công rồi đủng đỉnh đi ăn sáng, cafe, shoping… thời gian làm việc trung bình của lao động người việc trung bình chỉ đạt mức 4-5/8 tiếng. 

Một số doanh nghiệp cũng có những biện pháp khá khôn ngoan như sử dụng những biện pháp kiểm soát ra vào kết hợp chấm công, lắp đặt camera giám sát để đánh giá nhân sự và hiệu quả công việc của nhân viên, những biện pháp vốn chỉ dùng để kiểm soát, đảm bảo an toàn về mặt tài sản cho công ty nay trở thành những giải pháp để chống nạn trộm cắp thời gian chốn công sở vô cùng hiệu quả. Các giải pháp kiểm soát ra vào kết hợp chấm công các bạn có thể tham khảo tại đây.

5- Không lắng nghe và áp dụng các biện pháp cải tiến: Trong công việc, lao động Việt Nam áp dụng lối mòn không cải tiến và thay đổi. Nguyên nhân đầu tiên đó là họ lười suy nghĩ và không quan tâm tới công việc.  Nguyên nhân thứ hai nằm ở cái tôi quá lớn của người Việt Nam. 

6- Làm việc nhóm kém: Trong các tổ chức kỹ năng làm việc nhóm rất quan trọng vì hầu hết các công việc đều yêu cầu. Kém làm việc nhóm dẫn tới xung đột, mâu thuẫn, ra quyết định kém trong nhóm. Công ty sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng khi năng suất lao động trong nhóm bị sụt giảm. Điều đó giải thích tại sao các công ty nước ngoài rất quan tâm về các chương trình đào tạo phát triển nhóm.

7- Thiếu và yếu các kỹ năng làm việc chuyên nghiệp: đây chính là điểm yếu nhất của hệ thống giáo dục tại Việt Nam. Các bạn sinh viên không được đào tạo các kỹ năng căn bản và quan trọng của làm việc chuyên nghiệp. Họ không biết làm cách nào để gia tăng năng suất lao động cá nhân. 

Trên là các nguyên nhân chính yếu gây ra năng suất làm việc cá nhân thấp kém tại Việt Nam. Để giải quyết các vấn đề này cần có sự phối hợp giữa hệ thống đào tạo, người lao động và các ông chủ sử dụng nhân lực.