Giải pháp quản lý tòa nhà (BMS)
en

Giải pháp quản lý tòa nhà (BMS)

Một hệ thống tòa nhà có rất nhiều các hệ thống khác nhau từ cơ khí (Chiller, máy bơm nước lạnh, nước nóng...), hệ thống thông gió như các hệ thống xử lý không khí, quạt,... các thiết bị điện (thang cuốn, đèn điện, bảng điện,...). BMS ra đời nhằm đóng vai trò như một hệ thống tổng hợp tất cả những thiết bị này, nhằm mục đích quản lý và đảm bảo hoạt động hiệu quả. 

Hệ thống BMS (Building Management System) là hệ thống quản lý tòa nhà thông minh cho phép tích hợp và điều khiển toàn bộ hệ thống trong tòa nhà nhằm đảm bảo công tác vận hành đạt hiệu quả cao, tiết kiệm năng lượng, đảm bảo an toàn cho thiết bị và người sử dụng tòa nhà.

 Hệ thống quản lý tòa nhà BMS

BMS được đồng bộ theo thời gian thực, đa phương tiện, hệ thống gồm các bộ xử lý trung tâm với các phần mềm và phần cứng máy tính, các thiết bị trường được điều khiển qua các ma trận điểm. Người quản lý có thể theo dõi thông qua PC hoặc các thiết bị cầm tay, có thể gửi thông tin dữ liệu thông qua Email trong trường hợp có bất kỳ vấn đề nào xảy ra.

Một BMS bao gồm các phần mềm, máy chủ với các cơ sở dữ liệu và các cảm biến thông minh được kết nối mạng. Các cảm biến này thu thập dữ liệu sau đó gửi đến BMS, nếu cảm biến nhận thấy các báo cáo dữ liệu nằm ngoài các điều kiện cho phép, hệ thống BMS sẽ kích hoạt cảnh báo.
Ví dụ: Khi nhiệt độ hệ thống máy chủ vượt quá giới hạn cho phép, hệ thống BMS sẽ kích hoạt cảnh báo.

Cấu trúc của hệ thống BMS
Hệ thống quản lý tòa nhà được chia làm các cấp: Cấp chấp hành (Field level), Cấp điều khiển (Control Level), Cấp quản lý (Manage Level).

Cấu trúc của hệ thống BMS

Cấp chấp hành (Field Level): cấp độ này bao gồm các thiết bị cảm ứng. dụng cụ, van, các thiết bị truyền động, bộ điều nhiệt,... Với chức năng chính đo lường, dẫn động, chuyển đổi tín hiệu, với thiết kế thông minh cùng bộ xử lý riêng, các thiết bị hoàn toàn có thể chủ động xử lý và chuẩn bị thông tin trước khi đưa thông tin lên cấp điều khiển. Cấp độ này đóng vai trò rất quan trọng trong quản lý tòa nhà bởi hệ thống BMS hoàn toàn phụ thuộc vào các đầu vào nhận được từ thiết bị.

Cấp điều khiển (Control Level): Được ví như đầu não của BMS bao gồm các bộ điều khiển DDC gọn nhẹ, nó giúp xử lý đầu vào từ các thiết bị trường (Field Level) và thực hiện hành động giúp mang lại sự thoải mái, tiện ích cho người dùng, đồng thời đảm bảo tính an toàn/an ninh cho các trang thiết bị trong tòa nhà. Bộ điều khiển có thể được kết nối với thiết bị đầu cuối vận hành cầm tay để điều hành hoặc giám sát các thiết bị trường ở cấp độ đầu tiên mà không cần yêu cầu từ bất kỳ hệ thống quản lý nào.

Cấp quản lý (Manage Level): Cấp độ quản lý cung cấp thông tin một cách trực quan cho quản lý vận hành tòa nhà. Cấp độ này giúp hiển thị tất cả thông tin thu thập được từ các thiết bị trường từ bộ điều khiển dưới dạng giao diện cho người dùng.  Người quản lý có thể sử dụng PC hoặc các thiết bị tích hợp khác, họ cũng có thể gửi thông tin dữ liệu thông qua Email trong trường hợp có bất kỳ báo động nghiêm trọng nào.

Ứng Dụng:

Nền kinh tế cùng với xu hướng đô thị hóa bùng nổ kéo theo các hệ thống nhà cao tầng xuất hiện ngày càng nhiều. Hệ thống quản lý tòa nhà BMS được ứng dụng rộng rãi trong các tòa nhà trong cư, văn phòng, cơ quan nhà nước, các khách sạn, khu nghỉ dưỡng hay thậm chí với các nhà máy, kho bãi,...

Lợi ích của hệ thống BMS

 

Giảm mức sử dụng năng lượng: Giảm năng lượng trong lĩnh vực tòa nhà thương mại là ưu tiên hàng đầu khi tỷ lệ sử dụng năng lượng trong các tòa nhà cao tầng ở Việt Nam rất cao, chiếm khoảng 35 - 40% tổng năng lượng tiêu dùng cả nước. Chính vì thế, việc tiết kiệm năng lượng sẽ giúp mang lại hiệu quả, lợi ích to lớn về kinh tế, chính trị, đời sống xã hội (Theo Bộ Công Thương Việt Nam). 

Phần mềm Quản lý Tòa nhà giúp giảm mức sử dụng năng lượng và chi phí bằng cách tự động hóa việc điều khiển HVAC, đèn chiếu sáng... Tự động hóa là một phương pháp hiệu quả để nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng. Chẳng hạn, bằng cách tự động hóa việc kiểm soát HVAC, BMS giúp cắt giảm mức tiêu thụ năng lượng từ 10 đến 30%.

Điều này hoàn toàn phù hợp với xu hướng tiết kiệm năng lượng trên thế giới cũng như các chính sách, định hướng của Chính phủ như Nghị quyết số 55-NQ/TW ngày 11/02/2020 của Bộ Chính trị về ”ĐỊnh hướng Chiến lược phát triển năng lượng Quốc gia của Việt Nam đến năm 2030’’ hay Chương trình quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả GĐ 2019 - 2030.

Quản lý giám sát: Quản lý tập trung các hệ thống kỹ thuật khác nhau của tòa nhà một cách hiệu quả như: tiết kiệm thời gian và chi phí vận hành, giảm số lượng người tham gia vận hành, vận hành hiệu quả các thiết bị… quản lý chặt chẽ chi phí vận hành, cung cấp thông tin vận hành trong hệ thống tới người quản lý: giám sát năng lượng, tạo các báo cáo...

Giải quyết các lỗi kỹ thuật: Hệ thống BMS cho phép giải quyết các lỗi kỹ thuật – sự cố trong tòa nhà nhanh chóng, kịp thời đưa ra các cảnh báo lỗi, gửi tin nhắn SMS hoặc Email,..

Hệ thống mở: Cung cấp những giải pháp tích hợp cho các hệ thống bên thứ ba để nâng cao khả năng vận hành tòa nhà đồng bộ và tổng thể.

Tự động hóa bảo trì: Tự động hóa bảo trì là trọng tâm của quá trình quản lý tòa nhà. 

Ví dụ: Bảo trì dự đoán giúp giảm chi phí bảo trì từ 18 đến 25% và kéo dài tuổi thọ tài sản thêm khoảng 20%. BMS giảm thiểu hoạt động bảo trì phản ứng (không có kế hoạch) và cho phép lập kế hoạch bảo trì phòng ngừa và dự đoán hiện đại.

Chức năng của hệ thống quản lý tòa nhà BMS

Chức năng của hệ thống quản lý tòa nhà (ảnh: sưu tầm)

Quản lý dữ liệu và báo cáo: BMS thu thập các thông tin, dữ liệu từ các thiết bị, hệ thống trong tòa nhà, sau đó tổng hợp và cung cấp thông tin, báo cáo phân tích 1 cách trực quan cho người điều hành.

Hệ thống chiếu sáng: Quản lý, tự động hóa hệ thống chiếu sáng, hỗ trợ việc bật/tắt tự động các hệ thống chiếu sáng trong tòa nhà theo thời gian được cài đặt hoặc gián tiếp qua màn hình giám sát mà không phải đến tận khu vực.

Hệ thống cấp nước: Hệ thống có thể thực hiện công tác điều khiển, giám sát chặt chẽ lượng nước ở trong bể, hệ thống máy bơm, van nước trong tòa nhà. Người giám sát có thể bật/tắt hệ thống theo thời gian biểu định kỳ hoặc dựa trên nhu cầu sử dụng nước.

Hệ thống báo cháy: Kết nối trực tiếp với hệ thống báo cháy giúp kiểm soát tình trạng hoạt động của các thiết bị báo cháy, thông báo kịp thời các thông tin cháy nổ cho người quản lý để kịp thời thực hiện các công tác phòng cháy, chữa cháy, giảm thiểu tối đa thiệt hại.

Hệ thống thông gió: Hệ thống điều khiển bật/tắt tự động theo lịch hoặc thủ công.

Hệ thống điều hòa không khí: Tùy theo điều kiện môi trường, nhu cầu của người dùng, BMS sẽ giám sát và thực hiện điều chỉnh nhiệt độ tăng lên/hạ xuống cho phù hợp.

Hệ thống giám sát: Hệ thống BMS tiếp nhận tín hiệu, lưu trữ hình ảnh, dữ liệu từ hệ thống Camera an ninh.

Quản lý năng lượng tiêu thụ: Hệ thống quản lý tòa nhà xử lý dữ liệu được truyền đến từ các cấp dưới. từ đó theo dõi, thu thập và báo cáo tình trạng tiêu thụ năng lượng để người quản lý nắm được và đưa ra các giải pháp nhằm cân đối khi xảy ra tình trạng tiêu thụ năng lượng quá mức độ cho phép.

Quản lý thang máy: Phần mềm quản lý tòa nhà cho phép giám sát, theo dõi trạng thái vận hành của thang máy, kịp thời phát hiện và thông báo cho ban quản lý khi có vấn đề phát sinh.

BMS ra đời là một bước đột phá trong công cuộc quản lý hệ thống hạ tầng, thiết bị tại tòa nhà nhằm mang hiệu quả cao, tối ưu chi phí, giảm thiểu năng lượng tiêu hao. TECHPRO là đơn vị cung cấp các giải pháp, sản phẩm cho thành phố thông minh bao gồm: hệ thống Camera kiểm soát an ninh, bãi đỗ xe thông minh, cửa phân làn, giải pháp quản lý khách… có thể tích hợp với hệ thống quản lý tòa nhà. Hãy liên hệ với chúng tôi theo thông tin dưới đây để được tư vấn miễn phí:
Hotline: 1900 2035 
Email: info@techpro.com.vn 
Website: techpro.vn  
Fanpage: Techpro